Được mệnh danh là phố núi trong sương, Sapa thu hút rất nhiều khách thăm quan trong và ngoài nước đến khám phá, tìm hiểu núi rừng Tây Bắc, hay đơn giản là tìm cho mình một nơi yên lành để nghỉ dưỡng sau những căng thẳng, mệt mỏi. Và đồ ăn Sapa cũng là một điều để ấn tượng cho mỗi khách thăm quan khi đến đây.
Vậy đến đây thì chúng ta có thể thử những món nào? Hãy tham khảo những món dưới đây nhé.
Thắng cố
Đứng đầu trong danh sách các món ăn ngon Sapa có lẽ chính là Thắng cố, một món ăn truyền thống của người H'mông ở Sapa. Có người giải thích tên gọi thắng cố theo nghĩa Hán – Việt nghĩa là thang cốt, tức là canh xương.
Và đúng như tên gọi của nó, món thắng cố được chế biến từ xương ngựa, xương trâu bò ninh nhừ cùng lục phủ ngũ tạng. Những con ngựa hay bò, dê sau khi mổ xong thì phần thịt thăn bắp và phần thịt nạc được lọc ra để bán, còn phần xương xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi thế là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món thắng cố.
Thịt trâu gác bếp
Ban đầu, thịt trâu gác bếp được tạo nên bởi người Thái đen. Họ tin rằng thịt trâu phơi khô thì có thể để lâu được. Món ăn được người dân tộc dùng làm thức ăn dự trữ trong những ngày đi rừng hay trong mùa mưa kéo dài.
Những miếng thịt trâu gác bếp có màu nâu sẫm do bị hun khói và bồ hóng bám nên không được đẹp mắt cho lắm nhưng khi xé nhỏ ra thì bên trong vẫn có màu đỏ sẫm trông rất hấp dẫn. Thịt có vị rất đậm đà, chút ngọt của thịt trâu, chút cay xé của gia vị tẩm ướp, tạo nên món ăn mà ai cũng yêu thích.
Thịt trâu gác bếp có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như xào, lẩu, hầm… nhưng người ta vẫn thích ăn thịt trâu xé nhất. Món này mới giữ được hương vị thơm ngọt tự nhiên vốn có của thịt trâu. Thịt trâu gác bếp xé thường được dùng làm mồi nhắm, chấm với muối tiêu hoặc chấm chéo.
Những sợi thịt trâu xé dai dai, ngọt bùi sẽ ngon hơn bội phần nếu khách thăm quan nhâm nhi cùng với ly rượu ngô hoặc táo mèo. Chút cay lâng lâng của rượu sẽ khiến Lữ khách thêm ấm lòng hơn giữa tiết trời se lạnh của Sapa.
Đồ nướng Sapa.
Sapa - địa điểm thăm quan lý tưởng với những ai muốn trải nghiệm cảm giác mát mẻ vào hè, lành lạnh vào thu hay băng tuyết vào đông.Và với tiết trời lành lạnh nơi vùng núi cao khi vào hè hay những ngày giá buốt đông về thì những xiên nướng với hương thơm nức mũi sẽ xua tan cái lạnh bên ngoài và lấp đầy dạ dày của bạn ngay.
Hãy đến phố Hàm Rồng vào buổi tối để thưởng thức cả một thiên đường đồ nướng rất đa dạng, độc đáo này nhé. Buổi tối se lạnh ở Sapa màng được đứng bên bếp than và ăn đồ nướng là trải nghiệm tuyệt vời nhất đó.
Cơm lam
Cơm lam là một nét ẩm thực đặc trưng, món ăn phổ biến của những dân tộc nơi đây như Nùng, Thái, Dao, Mông,... “Lam” theo tiếng nơi đây nghĩa là nướng một thứ gì đó đến khi chín bằng ống nứa.
Cơm lam thường được ăn kèm cùng những món thịt nướng, hay đơn giản chỉ là chấm với muối vừng. Những khúc cơm lam thơm phức hòa với vị ngọt béo của thịt sẽ tạo nên một vị ngon không tưởng.
Cơm lam - món ăn dân giã của ẩm thực Sa Pa, ai đã dừng sinh ra, lớn lên cùng với cơm lam sẽ chẳng bao giờ quên được. Cơm lam như tấm lòng của những người anh em vùng sơn cước - đơn giản mộc mạc mà đầy tình nghĩa sắt son, nếu gặp dù chỉ một lần cũng sẽ không bao giờ quên.
Thịt lợn cắp
Chắc rằng có rất nhiều người hiếu kỳ với tên gọi “lợn cắp nách”. Theo tìm hiểu của Khát Vọng Việt, tại các phiên chợ ở vùng cao, những chú lợn đen được cho vào rọ đan bằng tre, mây hoặc bao tải để dễ dàng di chuyển đến chợ, người dân nơi đây thường gùi hoặc xách cắp nách vẫn là cách phổ biến nhất và tên gọi lợn “ Cắp Nách” cũng bắt nguồn từ đây.
Giống lợn “cắp nách” là giống lợn “độc” của người dân vùng cao. Những miếng thịt lợn mềm, thơm và ngọt, không ngấy, phần bì vàng óng, giòn tan được tẩm ướp gia vị kỹ càng, đậm đà và nhấm nháp cùng với chút rượu sẽ làm bạn “phải lòng” món ăn này ngay từ miếng đầu tiên.
Xôi 7 màu
Xưa kia có một số thế lực thù địch đến xâm chiếm vùng đất của người Nùng Dín do đó họ đã cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cuộc chiến gay cấn đó diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm đó và rất nhiều anh em Nùng Dín đã anh dũng hi sinh.
Do đó cứ đến ngày 1/7 âm lịch hàng năm người Nùng Dín lại tổ chức lễ hội để ăn mừng cho ngày chiến thắng và cũng là tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và theo đó xôi 7 màu tượng trưng cho 7 tháng kháng chiến trường kỳ của người Nùng Dín. Mỗi màu xôi lại mang một ý nghĩa khác nhau: màu xanh lá tượng trưng cho mùa xuân, màu đỏ thẫm chính là máu của những anh hùng đã ngã xuống, màu vàng là màu của sự li tán, màu đỏ tươi là màu của sự chiến thắng,.. Và để có được một dĩa xôi thơm ngon, đẹp mắt như vậy quả không phải là chuyện dễ.
Cá suối nướng
Đặc sản cá suối nướng ở Sa Pa được khách thăm quan tới đây rất yêu thích, bởi đây là một món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn. Cá suối SaPa có hương vị rất đặc trưng không giống những vùng miền khác. Cá suối nướng là món ăn đặc trưng của mảnh đất nằm ở độ cao gần 2000m, trập trùng đồi núi với những dòng suối len lỏi khắp bản làng, uốn mình qua từng vách đá. Cá suối Sa Pa không lớn như những loại cá sống trong ao hồ nhưng có đặc điểm thịt chắc, mềm xương, thơm ngon và đặc biệt là không tanh.
-
Gà đen Sapa.
Gà đen là tên gọi khác của giống gà ác, được nhiều gia đình H’Mông nuôi thả vườn. Đặc điểm nhận dạng của loài gà này là sắc đen tuyền từ lông, thịt đến xương. Gà đen có tầm vóc nhỏ, mỗi con chỉ nặng tầm 200g - 300g. Đây là món ngon bài thuốc nổi tiếng được lưu truyền trong dân gian, thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh như tỳ hư, chán ăn, rối loạn kinh nguyệt, nóng trong người, đau nhức xương cốt… hoặc bồi bổ dinh dưỡng cho người già, người mới ốm dậy.
Ở Sapa, người ta chuộng nhất là ăn gà đen nướng mật ong. Da gà dai, thịt mềm chắc và đậm vì, ăn kèm muối tiêu chanh hay lá bạc hà chắc chắn mang đến cho bạn trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ ở xứ sở mù sương.
Rượu táo mèo
Nguyên liệu chính làm nên rượu táo mèo Sapa thượng hạng là quả táo mèo (hay còn có tên quả sơn tra) mọc ở vùng núi phía Bắc. Ôm trọn linh khí núi rừng, táo mèo hoang dã có vị đắng chát và chua ngọt độc nhất vô nhị, khi ngâm rượu sẽ tạo ra hương thơm và màu vàng cánh gián rất đặc trưng.
Không quá lời nếu bảo rằng mọi món ăn ở Sapa đều trở thành cực phẩm nếu thưởng thức cùng một ly rượu táo mèo. Ngay trong ngụm rượu đầu tiên, mọi giác quan dường như bừng tỉnh bởi cái cay nồng và mùi thơm hăng hắc, theo sau đó là vị ngọt lưu luyến nơi đầu lưỡi. Rượu táo mèo còn có công dụng trị đau đầu, chóng mặt, giúp an thần, dễ ngủ nên thường được khách thăm quan mua về nhà biếu người thân, bạn bè.
Gà đen Sapa
Gà đen là tên gọi khác của giống gà ác, được nhiều gia đình H’Mông nuôi thả vườn. Đặc điểm nhận dạng của loài gà này là sắc đen tuyền từ lông, thịt đến xương. Gà đen có tầm vóc nhỏ, mỗi con chỉ nặng tầm 200g - 300g. Đây là món ngon bài thuốc nổi tiếng được lưu truyền trong dân gian, thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh như tỳ hư, chán ăn, rối loạn kinh nguyệt, nóng trong người, đau nhức xương cốt… hoặc bồi bổ dinh dưỡng cho người già, người mới ốm dậy.
Ở Sapa, người ta chuộng nhất là ăn gà đen nướng mật ong. Da gà dai, thịt mềm chắc và đậm vì, ăn kèm muối tiêu chanh hay lá bạc hà chắc chắn mang đến cho bạn trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ ở xứ sở mù sương.