Khi đến với Sapa, một trong những trải nghiệm thú vị bạn không nên bỏ lỡ đó là cơ hội được hòa mình vào những lễ hội Sapa đặc sắc. Hãy cùng BestPrice điểm qua những lễ hội mang đậm dấu ấn Tây Bắc này nhé!
Lễ hội Tết cơm mới Sapa
Đã từ lâu, lễ hội Tết cơm mới đã trở thành một phần văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng cao Tây Bắc. Đây là dịp để con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên "gạo mới" nhằm bày tỏ sự tôn kính, hiếu thuận và lòng biết ơn.
Các nghi lễ trong lễ hội Tết cơm mới thường được thực hiện bởi người phụ nữ bởi họ được xem như là tượng trưng của "Mẹ lúa". Chính vì thế chỉ có họ mới có thể rước được "hồn lúa" về nhà. Mục đích chung của lễ hội chính là mang "hồn lúa mới" ẩn mình trong các bó lúa về nhà. Đây được xem như là thành quả lao động tốt đẹp nhất để dâng kính lên các vị thánh thần cùng ông bà, tổ tiên.
Thời gian diễn ra lễ hội
Thường diễn ra vào mùa Đông, mùa thu hoạch. Nếu bạn hành trình Sapa vào đúng ngày lễ hội Tết cơm mới, thì đây quả là một điều may mắn.
Địa điểm
Bản Nậm Sài - Lào Cai.
Lễ hội xuống đồng - Lào Cai
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mùng 8 Tết ( ngày 2/2) đã thu hút rất đông nhân dân địa phương và Lữ khách thập phương, có rất nhiều khách thăm quan nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc.
Lễ hội xuống đồng Sapa bao gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ bắt đầu khi có một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, thực hiện nghi lễ rước nước và rước đất. Đoàn rước gồm: Thầy cúng, đội trống, kèn cùng 2 đôi nam nữ chưa lập gia đình khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ với nhiều màu sắc theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Thầy cúng là người được dân làng tin tưởng coi như tượng trưng cho người mang những lời cầu mong dâng đến thần linh.
Đi theo sau đoàn rước là các lễ vật dâng thần linh, đội chiêng trống đi lại hai bên thầy cúng và đến địa điểm làm lễ, thầy cúng sẽ ra hiệu cho 2 đội này nổi 3 hồi kèn trống và bắt đầu nghi lễ. Sau đó, thầy cúng khấn và phun nước đuổi ma quỷ để tùng lộc cho dân bản.
Thời gian diễn ra lễ hội
Sáng ngày mùng 8 Tết âm lịch hằng năm.
Địa điểm
Xã Bản Hồ, Sapa, Lào Cai
Lễ hội Nào Cống
Lễ hội Nào Cống Sapa là lễ hội truyền thống của những dân tộc đồng bào thiểu số vùng núi Tây Bắc, nào là người Dao, người Giáy, và H’Mông. Lễ hội này đã ra đời từ rất lâu, khoảng thập kỷ 50 về trước, Tả Van dựng một ngôi miếu có 3 gian thờ, gian giữa là nơi thờ hai viên quan họ Đào và họ Nguyễn. Cả hai vị đều là những người có công trong việc xây dựng và trị an cho nhân dân tại Mường Hoa. Bên cạnh đó, gian bên trái thờ thần núi (còn được gọi là Sơn Thần), thần Suối Hoa, người dân tộc Giáy gọi là “Sía Po”, “Sía ta”, người dân tộc Mông lại gọi là “Thủ Ti”, “Lùng Vàng”. Cuối cùng là gian bên phải, người dân nơi đây thờ các bà vợ của hai ông quan họ Đào và họ Nguyễn. Theo mọi người chia sẻ, ngôi miếu thờ này được người H’Mông gọi là “Chế đáng”.
Mỗi gia đình sẽ cử ra một người, không phân biệt nam nữ, làm người đại diện tham gia lễ hội. Tại đây, người ta tổ chức lễ cầu mong các vị thần phù hộ người nhà được sống bình yên, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội chung của người Dao, người Mông và người Giáy.
Thời gian diễn ra lễ
Ngày Thìn tháng 6 âm lịch hằng năm
Địa điểm
Ngôi miếu 3 gian tại đầu cầu treo sang bản Tả Van.
Lễ Hội Roóng Poọc Của Người Giáy Ở Sapa
Lễ hội roóng poọc là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai. Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng, nếu chương trình vào thời gian này bạn cũng có thể tham gia vào lễ hội thú vị này . Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.
Thời gian diễn ra lễ hội
Ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Địa điểm
Thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, Sapa, Lào Cai
Lễ Hội Tết Nhảy Của Người Dao Đỏ Ở Sapa
Lễ hội tết nhảy là một nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dao đỏ ở Tả Van, huyện Sapa. Lễ hội tết nhảy được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ ở bản Tả Phìn vào cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hàng năm. Nếu Khách Thăm quan Đến Sapa vào dịp tết âm lịch 2020 có thể được khám phá lễ hội rất đặc biệt này
Trước ngày lễ Tết nhảy, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết. Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” thường nằm ở gian giữa hướng về bếp chính được trang trí rực rỡ sắc màu hoa văn. Cửa bàn thờ dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước nổi bật sắc đỏ rực của hoa văn “Mặt trời”. Hai bên bàn thờ đều dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Thời gian diễn ra lễ
Cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm.
Địa điểm
Nhà ông trưởng họ ở bản Tả Phìn.
Lễ hội Nào Sồng
Lễ hội “Nào Sồng” là lễ hội đặc trưng nhất của cộng đồng người Mông. Ở Sapa, người Mông ở Séo Mí Tỷ – Dền Thàng Tả Van hay ở Lao Chải – Hầu Thào tổ chức lễ ăn ước có nét tương đồng với lễ “Nhặn Sồng” của người Dao. Đây là lễ hội được tổ chức ra với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội này được tổ chức vào ngày Thìn, tháng Giêng, là thời gian để các bản làng họp bàn cúng tổ địa, bàn bạc công việc của bản và bầu chủ hội (Lùng thầu) để điều hành công việc cho năm mới.
Thần “Thú Tì” tức thổ địa là vị thần kiêm bảo vệ an toàn cho người dân cũng như gia súc trong bản, không cho thú rừng phá hoại mùa màng. Người dân trong bản sẽ dùng đôi gà trống mái, lợn (còn sống) và rượu làm đồ cúng. Sau đó, Lùng thầu sẽ thắp hương và cầu thần Thú tì bảo về người dân, gia súc sinh sôi, mùa màng bội thu, mọi nhà no đủ. Xong việc, mổ gà , giết lợn lấy tiết bôi vào gốc cây hoặc tảng đá (gần nơi thần ngự) và làm cỗ ăn uống vui vẻ cùng nhau.
Thời gian diễn ra lễ hội
Ngày Thìn tháng giêng âm lịch. Vào ngày này, các già làng trưởng bản hội họp bàn công việc cho năm mới.
Địa điểm
Séo Mý Tỷ – Dền Thàng Tả Van.
Lễ hội Gầu Tào - lễ hội xuân lớn nhất của đồng bào Mông
Gầu Tào là lễ hội tiêu biểu của người Mông Hà Giang mỗi dịp Tết đến xuân về. Lễ hội thường được tổ chức từ mồng 3 đến mồng 6 Tết âm lịch để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, cầu phúc, cầu lộc cho người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia s (úc, gia cầm đầy chuồng. Đặc biệt là các cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây để mong cầu về đường con cái.
Ông Vàng Chẩn Giáo, một người am hiểu về văn hóa dân tộc Mông ở xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết: "Lễ hội này ngày xưa thường là do các cặp vợ chồng hiếm muộn đứng ra tổ chức để cầu lộc con cái. Nếu 1-2 năm sau có con có cái thì sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã ban cho gia đình lộc con cái và thứ 3 là tổ chức mời dân bản đến chung vui, chúc phúc cho các cặp vợ chồng, cho bản làng ấm no, hạnh phúc. Quan trọng nhất là ý nghĩa đó."
Thời gian diễn ra lễ hội
từ ngày mùng 1 đến mùng 15 tháng Giêng âm lịch
Địa điểm
Thường được tổ chức ở tất cả các làng xã, huyện có đồng bào Mông sinh sống. Trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi.
Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan
Lễ hội khèn bắt nguồn từ dân tộc H'Mông, được tổ chức vào mỗi dip xuân sang để chào đón năm mới, đây được xem là linh hồn, là nguồn cội của tộc người H'Mông Tây Bắc. Tại lễ hội khèn, người dân H'Mông sẽ được chiêm ngưỡng hội thi múa khèn, truyền thống dựng cây niêu ngày Tết, thi tước lanh, nấu rượu ngô,... đầy đặc sắc.
Thời gian diễn ra lễ hội
Kéo dài suốt kỳ nghỉ Tết nguyên đán
Địa điểm
khu thăm quan Sun World Fansipan Legend (Sapa, Lào Cai)
Lễ hội quét làng của người Xá Phó
Lễ hội quét làng tổ chức với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, được mùa hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.
Lễ hội quét làng là một trong những lễ hội Sapa quan trọng nhất Sapa nên vào lễ hội này mọi người thường lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên. Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.
Thời gian diễn ra lễ hội
Ngày Ngọ và ngày Mùi tháng 2 âm lịch hằng năm
Địa điểm
Xã Nậm Sài, Sapa, Lào Cai