Sapa là một trị trấn vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở vùng tây bắc Việt Nam. Đây là địa điểm thăm quan, nghỉ mát nổi tiếng với khí hậu trong lành, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc cư trú.
Vị trí địa lý
Sapa từ rất lâu đã nổi tiếng là khu thăm quan đẹp nhất nhì miền Bắc. Vùng đất này mang trong mình bao nhiêu nét kì bí, một Sapa lặng lẽ nhưng vẫn khiêm nhường và hài hòa với con người. Sapa thuộc khu vực phía Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 350km, Sapa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, thị trấn Sa Pa nắm trên độ cao 1.600m so với mực nước biển. Có hai cách để đến SaPa một là các bạn đi theo đường chính từ từ thành phố Lào Cai lên, hoặc theo quốc lộ 4D từ Lai Châu xuống.
Người bản địa vùng đất Sapa là những người dân tộc thiểu số, nhưng hiện nay khu vực trung tâm thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ trải nghiệm.
Khí hậu
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15ºC. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13ºC – 15°C vào ban đêm và 20ºC – 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
Thị trấn SaPa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2018, 20 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.
Cảnh quan thiên nhiên
- Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên thuộc khu chuyến đi có những loại dược liệu quý, hiếm, là "mỏ" của loài gỗ quý như thông dầu. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong "sách đỏ Việt Nam". Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
- Cảnh quan: Khu lịch trình có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
- Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của khu thăm quan Sapa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng.
Phong tục tập quán
Dân tộc
H’mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc người H’Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước. Ở Sa Pa bản làng người H’mông sinh sống đông nhất là Cát Cát – San Sả Hồ cách thị trấn Sa Pa 2 Km, Sa Pả, Lao Chải, Séo Mí Tỷ, và Tả Giàng Phình.
Tên gọi khác: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán).
Trang phục
Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.
Phụ nữ Hmông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành. Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm. Mũ của đám con trai còn được khâu thêm vào các dải vải màu hoặc các đồng tiền lủng lẳng. Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài. Đặc biệt nhất là phụ nữ H’Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp. Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H’mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H’mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H’mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu – chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H’mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H’mông.
Chắp vải mầu của người H’mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em. Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác biệt.
Trong những lễ hội truyền thống của người H’Mông thì lễ hội Gầu Tào diễn ngày 12 tháng giêng là đặc sắc nhất.Lễ hội thường tổ chức tại những thửa ruộng rộng hay vùng đồi với mong ước cầu thần linh ban cho sự bình an, thịnh vượng. Trong lễ hội còn có các cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ, đua ngựa rất vui nhộn.
Ăn uống
Người Hmông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người Hmông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.
Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmông. Ðây là món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từng miếng nhỏ được nấu chung trong chảo to. Người Hmông thường nấu Thắng cố khi nhà có bữa đám hay trong các chợ phiên.
Nhà ở
Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà. Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
Phương tiện vận chuyển
Người Hmông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.
Thờ cúng
Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.Mỗi gia đình Hmông đều có bàn thờ ở gian giữa nhà
Cách di chuyển đến Sa Pa
Từ Hà Nội đi khám phá Sa Pa, khách thăm quan có đi bằng tàu hoả vé ghế ngồi mềm giá khoảng 180.000vnđ/lượt cho tàu kí hiệu SP (tàu chương trình đi Sa Pa); vé giường nằm mềm điều hòa giá khoảng 350.000vnđ/ lượt. Lên tàu lúc 9h30 tối đến Lào Cai khoảng 6h sáng hôm sau. Đến Lào Cai, Lữ khách tiếp tục đi xe khách (rất sẵn rất nhiều hãng xe tại sân ga) lên thị trấn Sa Pa giá vé khoảng 50.000vnđ/ người. Ở Sa Pa, bạn có thể thuê xe máy với giá 150.000vnđ/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 100.000vnđ/ngày (tự đổ xăng) đi tham quan những địa điểm thăm quan Sa Pa bạn thích.