==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tọa lạc ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, “nơi gặp gỡ đất trời”- nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và chứa đựng vô vàn những trải nghiệm độc đáo khi khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến đây, khách thăm quan sẽ được đắm mình trong khung cảnh mờ sương buổi sáng trên rẻo cao Tây Bắc, say trong hương rượu ngô thơm nồng, khám phá những cung đường đèo hiểm trở, những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng và ngắm nhìn những cô gái người Mông e lệ nép bên hàng hiên trong những buổi chợ tình náo nhiệt.

Bạn đã hành trình Sapa để trải nghiệm những điều thú vị này chưa? Nếu chưa từng trải nghiệm sapa thì giờ hãy cùng Vietsense Travel bỏ túi ngay những Kinh Nghiệm Khám Phá Sapa hữu ích nhất qua bài viết sau đây nhé!

Tổng quan hành trình Sapa

Tổng quan hành trình Sapa

Sapa là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, một vùng đất lặng lẽ có phần khiêm nhường nhưng chứa đựng biết bao điều kỳ thú của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên Của Sapa là sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp hùng vĩ, ly kỳ với vẻ đẹp thơ mộng, dịu êm. Từ trung tâm thành phố, lữ khách Sapa có thể phóng tầm mắt của mình ngắm nhìn những đỉnh núi ngút ngàn, xa xăm…

Thị trấn trải nghiệm Sapa được hình thành và phát triển dưới thời Pháp thuộc. Về tên gọi Sapa, nó xuất phát từ tên gọi của những người dân tộc, họ hay gọi Sapa là Sa Pả tức là bãi cát nơi mà người dân thường xuyên tập chung họp chợ. Khi người Pháp lên xây dựng khu nghỉ dưỡng họ phát âm không dấu nên gọi là Sapa và cái tên đó được giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Khi chiến tranh kết thúc cũng là lúc con người tận hưởng cuộc sống hào bình. Qua thời gian thị trấn chương trình Sapa ngày càng một phát triển đi lên theo sự phát triển của đất nước.

hành trình Sapa, bạn sẽ có cơ hội chinh phục đỉnh Fansipan nổi tiếng hay thực hiện một chuyến đi bụi khám phá những bản làng ẩn hiện trong sương yên bình và thơ mộng. Cảnh quan núi rừng với trăm hoa đua nở, “mây ôm ấp núi, núi ôm mây” chắc hẳn sẽ làm say đắm biết bao khách thăm quan Sapa khi đã đặt chân đến nơi này.

Những vật dụng nên mang theo khi đến Sapa

Điều đặc biệt Của Sapa là trong một ngày, Sapa có đầy đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời mùa hạ, buổi chiều có sương rơi như trời thu và đêm đến lại là cái rét của mùa đông. Không những thế, thời tiết ở nơi đây cũng thay đổi theo từng ngày nên khách thăm quan Sapa cần chú ý chuẩn bị:

Quần áo

thích hợp với khí hậu. Nếu trải nghiệm Sapa vào mùa hè, khí hậu mát mẻ, khách thăm quan Sapa có thể mặc bình thường nhưng nhớ mang theo một chiếc áo khoác để dùng khi đêm đến. Mùa đông ở Sapa lại rất lạnh, nếu chương trình Sapa vào mùa này, bạn cần áo ấm, mũ, găng tay để chống lại cái rét vùng cao. Tránh mang vác nhiều đồ cồng kềnh nhé.

Giầy dép

Địa hình hành trình Sapa thích hợp với đi bộ nhất để ngắm cảnh nên việc chọn một đôi giày bệt hoặc giày thể thao là rất cần thiết để tránh khỏi việc đi bộ lâu sẽ khiến bạn mỏi chân.

CMND

Thứ quan trọng nhất mà khách thăm quan Sapa phải mang theo là CMND vì phần lớn các nhà nghỉ, khách sạn Của Sapa sẽ yêu cầu bạn xuất trình CMND để làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Vận dụng cá nhân

kính, khẩu trang, khăn, găng tay…Những thứ này sẽ bảo vệ khách thăm quan Sapa khi đi xe máy không bị bụi.

Một ít đồ ăn nhẹ

bánh sữa, socola… bởi bạn sẽ cần phải nạp thêm năng lượng trong quá trình trải nghiệm Sapa đó. Kẹo cũng sẽ rất hữu ích cho bạn thưởng thức trên đường đi và khi đến điểm thăm quan Sapa, bạn cũng có thể cho những trẻ em dân tộc trên đó.

Thời điểm lý tưởng hành trình Sapa

Thời điểm lý tưởng hành trình Sapa

trải nghiệm Sapa được khách thăm quan yêu thích một phần chính là nhở khí hậu. Khí hậu của Sapa rất trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Tọa lạc ở độ cao trung bình 1.500m – 1.800m, khí hậu Của Sapa ít nhiều mang màu sắc của xứ ôn đới, nhiệt độ trung bình dao động từ 15-18°C.

  • Từ tháng 5 đến tháng 8, chương trình Sapa sẽ gặp mưa nhiều. Vào cuối năm, thời điểm mùa đông đến, nhiệt độ ở Sapa có thể xuống dưới 0 độ, đôi khi có tuyết rơi.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để đi khám phá Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vì lúc này, thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.
  • Tháng 4 – 5, là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Và đây cũng là mùa nhiều loài hoa đẹp trên mảnh đất hành trình Sapa nở rộ cùng với cảnh cấy lúa tuyệt đẹp. Mùa này và mùa lúa chín là thời điểm được các nhiếp ảnh gia yêu thích.
  • Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, lúc này khắp mọi góc nhìn vể thị trấn trải nghiệm Sapa đều rực vàng. Vào khoảng thời điểm này, thị trấn chương trình Sapa như thay màu áo mới –vàng óng trên khắp những quả đồi. khách thăm quan Sapa nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9, sang tháng 10 nhiều nơi đã gặt xong. Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thi thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào.

Phương tiện, di chuyển khi đến Sapa

Thị trấn Sapa cách thành phố Lào Cai khoảng 38km và cách Hà Nội 376km. khách thăm quan Sapa có thể lựa chọn đi ô tô khách hoặc tàu hỏa.

hành trình Sapa bằng ô tô khách

Nếu đi xe gường nằm thì giá khoảng từ 230k – 280k/ người/ chiều. Xe đi từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên hoặc Gia Lâm (Hà Nội) lên Sapa chỉ 8 – 9 tiếng. trải nghiệm Sapa bằng ô tô khách sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng vào mùa mưa có thể gặp trở ngại bởi nhiều con đèo gập ghềnh từ Lào Cai lên thị trấn chương trình Sapa. Bạn có thể liên hệ các nhà xe như Sapa Express, Queen Café, Hưng Thành, Sao Việt,…

hành trình Sapa bằng tàu hỏa

Tàu hỏa có ghế mềm, ghế cứng, giường nằm điều hòa… cho khách thăm quan Sapa lựa chọn. Tàu chạy lúc 9h hoặc 10h tối tại Hà Nội đến sáng hôm sau sẽ tới điểm trải nghiệm Sapa. Với loại ghế ngồi, có 2 loại là ngồi cứng ( khoảng 150k/người) và ngồi mềm ( khoảng 280k/người). Với loại giường nằm, giường 6 người giá khoảng 480k/ khách, giường 4 người giá khoảng 560k/ khách và giường 2 người cao cấp giá khoảng 3.200k/khách (toàn bộ đều đi từ Hà Nội).

điểm thăm quan Sapa là nơi hấp dẫn được rất nhiều lữ khách trong nước và quốc tế nên các đại lý tàu xe và Công ty lữ hành thường “ôm” hết những chỗ ngồi đẹp, nhất là vào cuối tuần hay mùa thăm quan , vì vậy để có được chỗ ngồi ưng ý trên tàu khách thăm quan Sapa cần đặc qua trung gian với phí thường là 8 -10%. Lời khuyên là lữ khách Sapa không nên mang máy tính hay đồ dùng đắt tiền khi đi tàu bởi tình trạng móc túi xảy ra rất nhiều khi khoang tàu tắt đèn. Bạn nên giữ máy ảnh, điện thoại cẩn thận bên người.

Đi lại tham quan các địa điểm thăm quan Sapa

Có 4 cách để đi tham quan các điểm trải nghiệm Sapa:

  • Đến thị trấn trải nghiệm Sapa thuê xe máy giá khoảng 120k/xe/ngày (chưa bao gồm tiền xăng), bạn có thể tự lái xe đi đến các địa điểm thăm quan ở Sapa.
  • Thuê riêng một bác xe ôm nhờ chở đi một vài địa điểm khám phá nổi tiếng chỉ có 100k cho 4 – 5 địa điểm trải nghiệm Sapa gần nhau.
  • lữ khách Sapa có thể booking một Hành trình Sapa của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại Sapa. Hoặc nếu không biết thì có thể nhờ khách sạn hay người dân địa phương để tìm hiểu thêm về dịch vụ này.
  • khách thăm quan Sapa có thể trải nghiệm chương trình trekking (đi bộ) những địa điểm thăm quan Sapa nổi tiếng.

Chỗ ở khi đến Sapa

Chỗ ở khi đến Sapa

Khách sạn, nhà nghỉ và homestay của điểm khám phá Sapa có rất nhiều loại từ cao cấp tới bình dân, chất lượng dịch vụ ở đây rất tốt. Sau đây là một số thông tin về nơi ở khi đến Sapa bạn có thể tham khảo:

  • Phòng tập thể, giường tầng (phù hợp với các bạn đi phượt) ở Sapa giá từ 100k trở lên
  • Nhà nghỉ giá trung bình khoảng 200 – 300k/đêm. Nếu chương trình Sapa vào những ngày bình thường bạn có thể mặc cả giá phòng với khách sạn được vì có ít khách thăm quan. Nhưng nếu bạn đi vào những ngày lễ hội thì giá phòng ở đó có thể đắt gấp 2 – 3, có thể lên gấp 4 lần ngày thường.
  • Khách sạn hạng trung 1-2 sao giá từ 300 – 600k/đêm như Hoàng Hà, Royal, Starlight, Holiday, Công Đoàn…
  • Khách sạn cao cấp (hạng 3 – 4 sao): Sunny Mountain (4 sao), Topas Ecolodge (khu nghỉ dưỡng sinh thái thú vị, giá cao nhì, Châu Long (4 sao), Bamboo (3 sao)… giá từ 50 – 170$/đêm.
  • Homestay ở thị trấn hành trình Sapa rất nhiều. Ở homestay, lữ khách Sapa sẽ được ăn, ngủ tại nhà của người dân bản địa. Đây là một trải nghiệm rất thí vị và tiết kiệm chi phí, chỉ từ 150k/người/đêm. Bên cạnh đó, khách thăm quan Sapa có thể tham khảo homestay Tả Van khá nổi tiếng và nằm ở vị trí khá đẹp ở thị trấn trải nghiệm Sapa.

Các điểm đến nổi tiếng Của Sapa

Chinh phục đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương

Là ngọn núi cao nhất Đông Dương, đỉnh Fansipan luôn là điểm đến mà nhiều khách thăm quan Sapa mong muốn chinh phục. lữ khách có thể dành thời gian chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp trên đỉnh núi bằng cách leo núi hoặc đi cáp treo nhé.

Núi Hàm Rồng

Cách thị trấn Sapa 3 cây số, khách thăm quan Sapa có thể ngắm biển mây tuyệt đẹp, thềm hoa xinh đẹp dưới chân. Đây cũng là điểm khám phá Sapa lý tưởng để check-in, chụp hình đấy nhé!

Nhà thờ đá Sapa

Là biểu tượng của thị trấn hành trình Sapa, Nhà thờ cổ Sapa ra đời từ năm 1895 và là kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại đến ngày nay.

Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa

Thung lũng Mường Hoa nằm ở xã Hầu Thào, cách thị trấn trải nghiệm Sapa khoảng 8km về phía Đông Nam. Sức hút của thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác minh được nguồn gốc và ý nghĩa của chúng, khiến khách thăm quan Sapa vô cùng thích thú.

Thác Tình yêu

nằm cách tâm thị trấn khoảng 12 cây số, tọa lạc trên đường đi đỉnh đèo Ô Quy Hồ. Ghé thăm một những con thác đẹp nhất Của Sapa này bạn sẽ không chỉ được tận hướng hơi nước mát lạnh mà còn được nghe câu chuyện kể về thác Tình Yêu. Trên đường đi qua Thác Tình Yêu Của Sapa, đừng quên ghé thăm cả thác Bạc nhé!

Tả Phìn- làng của người Dao đỏ

là địa điểm thú vị mà khách thăm quan Sapa không nên bỏ lỡ. Đây là nơi đồng bào người Dao Đỏ cư trí. Người Dao Đỏ ở Tả Phìn được biết đến với các bài thuốc lá chữa nhức mỏi xương khớp. Phụ nữ Dao Đỏ sau khi sinh tắm thứ lá thuốc cổ truyền chỉ vài ngày có thể đi lên nương, rẫy. Trẻ em Dao Đỏ cũng được tắm lá thuốc sau khi sinh.

Bản Cát Cát

Xuất phát từ trung tâm thị trấn chương trình Sapa, men theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 2 cây số, bạn sẽ đến bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai). Tọa lạc dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa mây ngàn gió núi, Cát Cát là điểm khám phá sinh thái thích hợp cho khách thăm quan Sapa khi muốn khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc.

Ẩm thực Sapa

Lợn cắp nách

Chỉ nặng từ 8-10kg nhưng thịt của những chú lợn này rất săn chắc và thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món như nướng, quay… khách thăm quan Sapa nên dành thời gian thưởng thức món ăn này

Xôi bảy sắc

Là món ăn mang đậm hơi thở văn hóa dân tộc Nùng của thị trấn hành trình Sapa, mỗi màu sắc đến từ 1 loại lá và mang hàm ý riêng. Xôi ăn ngon nhất khi chấm muối vừng đen và ăn cùng với thịt rừng nướng.

Thắng cố

được ví là “đặc sản kinh dị” của điểm khám phá Sapa, thắng cố là món ăn bạn nhất định phải thử khi tới nơi đây. Mùi vị bùi bùi, đăng đắng để lại dư vị tuyệt vời vùng cao cho bất kì khách thăm quan Sapa nào.

Cá hồi, cá tầm

hành trình Sapa không thể không ăn cá hồi hay cá tầm. Những chú cá được nuôi ngay tại Sapa và làm thành nhiều món thơm ngon không kém gì cá hồi nhập khẩu.

Cải mèo

Cải mèo lá xoăn, màu xanh sẫm, giòn và ngọt hơn cải thường. Cải mèo Của Sapa được sử dụng trong rất nhiều món ăn Sapa như xào, nướng…

Cá suối nướng và nấm hương đặc sắc Sapa

Cá suối có nhiều loại mà không hề có vị tanh. Cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi rồi ăn nóng ngay. Cùng với món cá suối đó thì loại nấm hương – món đặc sản Của Sapa cũng hấp dẫn nhiều Lữ khách khi đến đây.

Mua quà gì khi đến Sapa?

Theo Kinh Nghiệm Khám Phá Sapa, vào những buổi tối thứ 7 thường có phiên chợ tình của người Dao ở tại sân nhà thờ đá cổ. Lúc đó, lữ khách Sapa có thể mua những món hàng thổ cẩm đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số như khăn thổ cẩm, xách thổ cẩm, váy thổ cẩm,… về làm quà cho bạn bè và gia đình.

khách thăm quan Sapa cũng có thể đến những phiên chợ Bắc Hà, chợ Khâu Vai, chợ Cao Sơn. Đến đây, bạn sẽ bắt gặp hàng ngàn món đồ đặc trưng Của Sapa, như những bó rau rừng, những đồ trang sức bạc, đồng rực rỡ. Bạn cũng có thể đến các quầy đồ lưu niệm ở khách sạn Sapa để mua, nhưng hãy đi chợ tình để trải nghiệm không khí lễ hội nơi đây nhé.

Ngoài ra, những thứ khác có thể mua làm quà khi đến Sapa là rượu táo mèo, rượu ngô làm quà cho ông, bố hay bạn trai; những món quà trang sức thổ cẩm và những món ăn đặc sản như nấm hương, thịt sấy, rau,… dành cho bà, cho mẹ hay những bạn gái. Đặc biệt lưu ý, lữ khách Sapa đừng mua bạc ở đây nhé, vì bạc ở đây đều là bạc giả nhập từ Trung Quốc về, kể cả bạn có vào tiệm vàng mua bạc ở đây cũng không đảm bảo về chất lượng.

Một số lưu ý khi đến Sapa

Những kiêng kỵ khi vào thăm bản

Trên đường vào các bản làng của người dân tộc thiểu số, nếu khách thăm quan Sapa nhìn thấy một cánh cổng chào dựng tạm, phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ, đầu cánh gà… thì hãy chuyển hướng đến nơi khác. Bởi lúc đó, trong làng đang tổ chức hoạt động văn hóa tâm linh và không muốn có sự xâm nhập của người lạ. Những lễ hội này thường diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 6, tháng 7 âm lịch.

Khi đi lại trong bản, lữ khách Sapa không cười đùa, nói chuyện to mà phải từ tốn, lịch sự, tôn trọng sự tĩnh lặng vốn có.

Khi nhìn thấy các cháu nhỏ, không được xoa đầu chúng. Vì theo đồng bào địa phương ở điểm khám phá Sapa, xoa đầu và hôn đầu trẻ sẽ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.

Và khi dạo chơi ngắm cảnh bản vào buổi tối, không nên huýt sáo vì theo quan niệm ở đây âm thanh tiếng huýt sáo sẽ gọi ma quỷ về bản.

Trong mỗi làng thường có một khu vực rừng cấm rất linh thiêng, đó là nơi thờ thần thánh của cả làng, nơi đó rất sạch, đẹp và mát mẻ. Nếu khách thăm quan Sapa dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ăn uống tại đó, được xem là xúc phạm đến thần linh.

Những lưu ý khi vào nhà của người dân tộc

Trước khi bước vào nhà đồng bào các dân tộc, lữ khách Sapa cần quan sát kỹ xem ở trước cửa nhà hay ở đầu cầu thang có cắm hoặc treo một cành lá xanh, cành gai hay tấm phên đan hình mắt cáo hay không. Nếu có thì đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà của người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách thăm quan Sapa chỉ nên bước vào cửa thứ nhất. Trong trường hợp muốn bước qua cánh cửa thứ hai thì bạn phải được gia chủ đồng ý. Đến nhà người Thái, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không được lên cầu thang bên phải.

Với người Thái Đen, bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng, tiếp khách, mà còn là nơi thờ vua bếp, thần lửa. Nên nếu muốn ngồi cạnh bếp lửa sưởi ấm, lữ khách Sapa không được đặt chân lên hoặc làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng. Vì hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa.

Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc, cửa và cây cột chính chiếm vị trí rất linh thiêng, là nơi thờ thần cửa, thần cột cái. Nên khi bước chân vào nhà, khách thăm quan Sapa không nên ngồi trên bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái.

Người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá còn kiêng không cho khách đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính vì như thế là rước tà ma vào nhà.

Những lưu ý trong giao tiếp sinh hoạt

Đồng bào các dân tộc ở Sapa đều rất hiếu khách nên việc giao tiếp với họ không khó. Khi đi trên đường hay đến nhà của đồng bào, lữ khách Sapa hãy vui vẻ và chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành cùng nụ cười, để xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ.

Nếu họ mời bạn ăn uống hay lưu trú thì hãy xin phép được trả phí để gia chủ cảm thấy được thịnh tình của bạn.

Đến với bản làng của đồng bào dân tộc, khách thăm quan Sapa sẽ được thưởng thức những đặc sản Của Sapa rất hấp dẫn. Tuy nhiên khi ăn uống bạn cần lưu ý chọn chỗ ngồi phù hợp. Với người Giáy và Dao, phía dãy ghế ở gần bàn thờ chỉ dành riêng cho người cao tuổi nhất và khách quý. Với đồng bào Mông, khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với quan niệm nơi đó dành cho linh hồn người đã khuất. Nên lữ khách Sapa không nên ngồi vào chỗ này. Còn đối với người Thái, Tày, Mường, vị trí nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý dành cho tổ tiên vì thế khách không ngồi ở vị trí đó.

Trước khi ăn uống, khách thăm quan Sapa cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Bạn không được tự ý rót rượu và gắp thức ăn trước; khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm vì chỉ thầy cúng mới được làm như vậy để xua tà, ma.

Nếu được gia chủ mời ngủ lại bạn cần lưu ý: mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở điểm khám phá Sapa đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên bạn cần làm theo sự sắp xếp của họ. Trong khi ngủ, không nằm hướng chân về phía bàn thờ.

Cuốn cẩm nang trải nghiệm Sapa từ A đến Z mà Vietsense Travel cung cấp sẽ giống như người bạn đồng hành cùng bạn trên khắp nẻo đường, khám phá chương trình Sapa hùng vĩ và thơ mộng. Chúc bạn có một chuyến đi Sapa nhiều trải nghiệm và đầy niềm vui.

Bỏ Túi Kinh Nghiệm Khi Đến Sapa Tự Túc - Xách Balo Lên Đường Chinh Phục Tây Bắc Ngay Thôi

Bỏ Túi Kinh Nghiệm Khi Đến Sapa Tự Túc - Xách Balo Lên Đường Chinh Phục Tây Bắc Ngay Thôi
55 5 60 115 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==