==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sapa là một Thị xã vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ. Nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trữ tình của Sapa, bạn cũng đừng quên thử những món ăn địa phương độc đáo của thị trấn này nhé. Ở vùng núi cao, nên những món ăn của Sapa cũng rất khác biệt nhưng lại làm khách thăm quan mê đắm.

Cơm Lam Sapa

Món ăn đầu tiên nhất định phải kể đến trong danh dách những đặc sản tại Sapa không thể “ ngoảnh mặt làm ngơ” đó chính là cơm lam. Món cơm này được chế biến bằng nguyên liệu chính là gạo nếp nương. Những hạt gạo trắng múp sẽ được nướng trong một chiếc ống tre nhỏ, khi cơm chin thì bạn chỉ cần chẻ và bỏ phần vỏ tre, để lại phần lạt tre bên trong khi thưởng thức cơm luôn được nóng và thơm ngon nhất.

Cơm Lam Sapa

Khi lạc bước đến Sapa, dù bạn có đi đến đâu, từ khách sạn, nhà hàng hay các quán ven đường đều có thể dễ dàng tìm thấy món ăn nổi tiếng này. Cơm Lam chính là sự hòa quyện hòa hảo của mùi thơm nhẹ nhàng , tinh khiết của gạo nếp, nước suối và hương vị tre nứa dân dã. Tất cả những gì tinh túy nhất của hương hoa đất Việt sẽ lưu giữ trong chính món cơm lam đậm đà bản sắc miền đất hứa Sapa này.

Thắng cố

Thắng cố được mệnh danh là thứ “đặc sản kinh dị” của Sapa. Ấy thế mà rất nhiều khách thăm quan bày tỏ sựu yêu thích dành cho thắng cố. Đó là một loại đặc sản của người Mông, thường xuất hiện ở bản làng, phiên chợ. Nguyên liệu chính cho món ăn là thịt, xương, tiết và nội tạng (bao gồm lòng, mề, tim, phổi, dạ dày và tiết ngựa) kết hợp với gần 20 loại thảo dược ( thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng) và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của dân tộc Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa rồi thả vào.

Thắng cố

Thắng cố thường được ăn kèm với bành ngô nướng và không thể thiếu rượu ngô Băc Hà- loại rượu nồng ấm, kết tinh từ những gì tinh túy nhất của núi rừng. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn khi đến với Sapa.

Lợn cắp nách nướng

Lợn cắp nách, từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của vùng đất Sapa. Ngày nay lợn cắp nách do được nhiều người yêu thích nên được bán tại một số nơi. Vào các phiên chợ của thị trấn Sapa, khách thăm quan có thể nhìn thấy những chú lợn chỉ to khoảng 10 đến 15 cân được người dân kẹp vào bên nách bán tại chợ. Đây cũng chính là đặc điểm khiến cho giống lợn này được đặt tên là lợn cắp nách.

Lợn cắp nách nướng

Để chế biến được món lợn cắp nách ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ chọn lợn cho đến lúc nướng xong. Lợn cắp nách thường được chế biến theo 2 cách: nướng cả con và nướng thành từng miếng nhỏ. Nếu ai muốn thưởng thức thịt lợn mềm thì có thể chọn cách nướng cả con. Nếu Lữ khách nào muốn ngấm gia vị và giòn các mặt chắc chắn sẽ rất thích lợn cắp nách nướng từng miếng nhỏ. Lợn cắp nách sau khi được giết mổ, làm sạch sẽ được đem đi ướp cùng rất nhiều gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Để khoảng hơn 1 tiếng, khi gia vị đã ngấm đều gia vị, người đầu bếp sẽ đem nướng trên ngọn lửa than hoa, trong khi nướng sẽ quyết thêm chút mật ong, chanh cho bên ngoài của lợn được giòn và đậm vị hơn.

Đồ nướng Sapa

Đồ nướng của Sapa, từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Sapa. Không phải tự dưng, đồ nướng Sapa lại trở thành món ngon được nhiều khách thăm quan yêu thích. Đồ nướng Sapa rất phong phú và đa dạng về chủng loại: lợn cuốn cải mèo, gà nướng, đậu phụ ủ chua nướng… Thịt lợn cuốn cải mèo nướng, có lẽ là những xiên que được yêu thích nhất của đồ nướng Sapa.

Đồ nướng Sapa

Thịt cuốn cải mèo phải được làm từ những lát thịt lợn tươi đỏ hồng. Sau đó được thái lát mỏng rồi cuộn cùng những lá rau cải mèo xanh. Đem nướng trên ngọn lửa hồng, sau khi chín xiên đồ nướng rất thơm mùi của thịt, rau và các loại gia vị hòa quyện. Khi thưởng thức, Lữ khách sẽ cảm nhận được vị ngậy và ngọt của những miếng ba chỉ heo xem chút nhặng đắng của cải mèo. Khi xuống đến cổ họng, tất cả vị đắng của cải mèo đã chuyển thành vị ngọt. Khiến cho khách thăm quan ăn 1 xiên rồi lại muốn ăn thêm xiên nữa.

Thịt sấy “Khăng Gai”

Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt trâu, bò được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 – 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dần và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng… Thịt có mùi thơm và bùi.

Thịt sấy “Khăng Gai”

Mèn mén Sa Pa

Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai.

Mèn mén Sa Pa

 

Xôi Bảy Màu

Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai. Để làm được món xôi này nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào, những người dân tộc Nùng đã phải đi vào tận sâu trong rừng để có thể tìm đủ các loại lá rừng.

Xôi Bảy Màu

 

Mỗi màu sắc trong món xôi là một loại lá, và mỗi màu sắc đó lại mang một ý nghĩ riêng như: Màu xanh của lá chuối non là màu đại diện cho mùa xuân, mùa của muôn hoa đua nở. Màu đỏ thẫm là màu của máu thể hiện sự hiên ngang, sự kiên cường của những người anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh. Màu vàng là màu biểu tượng cho sự đau thương, sự chia ly hay màu đỏ tươi là biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của đồng bào Nùng…

Món xôi bảy màu mang đậm những nét văn hóa cổ truyền, xôi ngon nhất khi được ăn chấm với muối vừng đen và nếu có thêm món thịt rừng nướng ăn kèm thì ngon tuyệt.

Đây là món ăn không chỉ làm ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vị thuốc dân gian từ những lá cây rừng. Không biết từ bao giờ, người dân nơi đây đã có quan niệm rằng vào những ngày lễ, ngày tết ăn xôi bảy màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, nhiều điều tốt lành. Đẹp mắt, lạ miệng, dẻo thơm và an toàn là những điểm nổi bật khiến món ăn này in sâu trong tâm trí của khách thăm quan Sapa.

Cá Hồi – Gỏi, Lẩu Cá Hồi

Với khí hậu ôn đới, cá hồi được nuôi thành công ở Sapa. Chính vì vậy cá Hồi được xem là những món ngon ở Sapa. Khác với các loại cá hồi nhập khẩu, cá tại Sâp thịt chắc, màu hồng đẹp, ít mỡ, giá trị dinh dưỡng cao. Nổi bật tại đây là các món gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng,… Dần dần, cá hồi Sapa là món ăn sang trọng để đãi khách tại đây.

Cá Hồi – Gỏi, Lẩu Cá Hồi

Thịt Trâu Gác Bếp

Đến với Sapa, thịt trâu gác bếp là món ăn không thể bỏ lỡ. Đây là món ăn đậm chất vùng cao Tây Bắc. Thịt bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng xé ra bên trong lại là màu đỏ tự nhiên. Thịt dai dai, ngòn ngọt quyện với chút cay nồng của tiêu gừng cùng mùi thơm khói củi núi đá hết sức bài bản. Làm thịt trâu gác bếp không khó và mất thời gian hay công sức như mọi người vẫn nghĩ. Những miếng thịt được chọn thường là thịt thăn, bắp vai, lưng của con trâu. Giá của một cân thịt trâu gác bếp ở Sapa giao động từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ

Thịt Trâu Gác Bếp

Cá Suối Sapa

Cá suối Sapa chiên hoặc nướng cũng là một trong những món ngon ở Sapa không thể bỏ lỡ. Cá suối lướn cỡ 2-3 ngón tay, thường có màu xanh. Đặc biệt, cá suối Sapa không hề có vị tanh, xương cá nhiều nên thường được chế biến bằng phương pháp chiên ăn cả xương lẫn thịt. Cá bùi bùi, lớp vảy mỏng sờn, thịt thơm và ngọt, xương thì giòn tan, Người ta thường ăn cá chấm mắm chanh ớt và cải ngồng luộc. Chỉ cần thêm món cá suối, bữa cơm người Mường đã trở nên hấp dẫn không thể cưỡng lại.

Cá Suối Sapa

Khâu Nhục

Là những món ngon ở Sapa không thể không nhắc đến. Khâu nhục nghe tên có vẻ lạ, nó là món ăn khá giống thịt kho nhưng được chế biến đặc trưng hơn tại Sapa. Làm một món khâu nhục chuẩn, người nấu phải hầm thịt mềm nửa ngày trời, cho đến khi ăn như có cảm giác tan trong miệng. Món có nguồn gốc từ người Hoa và giờ xuất hiện hầu hết vùng núi phía bắc. Thịt lợn ba chỉ, húng lìn, ngũ vị hương, tỏi, ớt, dấm, rượu, bột ngọt, hạt tiêu,… là những nguyên liệu cần có của món ăn. Cùng với cá suối nướng Sapa, khâu nhục cũng là một món thường được ăn kèm với cơm.

Khâu Nhục

Rau Cải Mèo

Cùng với những món ngon ở Sapa như thịt lợn cắp nách, cơm lam, rượu táo mèo,… rau cải mèo hấp dẫn khách thăm quan bởi sự bình dị, ngon lành. Lá cải mèo xoăn, xanh sẵm, giòn, dai hơi đắng nơi đầu lưỡi nhưng gần sẽ thấy vị ngòn ngọt. Rải mèo xào với mỡ đông, thoáng chút cay nồng của gừng tươi là món ăn bạn nên thử khi đến Sapa. Chế biến cải mèo, người nội trợ không được dùng dao thái mà phải dùng tay vặn rau thành từng đoạn để giữ vị.

Rau Cải Mèo

Mắc Cọp – Lê Sapa

Khoảng tháng 9 là đến mùa mắc cọp (lê Sa Pa)- những món ngon ở Sapa. Quả mắc cọp có vị chua nhẹ, mát. Mắc cọp nhỏ, tròn, vỏ xù xì nhưng chất lượng của nó thì khỏi phải chê. Đây được cho là một trong những món quà tặng lí tưởng khi bạn đi thăm quan Sapa. Mặc cọp phát triển tự nhiên, không hề sử dụng hoá chất hay phương thức kích thích tăng trưởng nào, thậm chí cây còn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi chín, quả có thể giữ được rất lâu trong điều kiện thông thường.

Mắc Cọp – Lê Sapa

Sapa có đặc sản gì?

Sapa có đặc sản gì?
23 2 25 48 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==